Chọn thời điểm thích hợp
Theo các chuyên gia, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi trẻ được 4-6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, độ tuổi không phải là yếu tố duy nhất cần để bé bắt đầu ăn dặm mà con bạn cũng còn cần phải có khả năng ngồi vững (với sự hỗ trợ từ người lớn, ngồi trên ghế), quay đầu đi nơi khác và có thể nhai nuốt thức ăn tốt. >> Xem thêm: Nguyên tắc cần nhớ khi chế biến đồ ăn dặm cho bé
Cho con làm quen với ngũ cốc
Bên cạnh cháo thì mẹ cũng có thể tập cho bé ăn dặm với ngũ cốc. Hiện nay, có khá nhiều sản phẩm bột ngũ cốc dành riêng cho trẻ mới tập làm quen với thức ăn dạng rắn. Mẹ có thể cho bé ăn kết hợp luân phiên giữa sữa và bột ngũ cốc để giúp con bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
>> Xem thêm: 26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân
Bé sẽ cần thời gian làm quen
Đối với người lớn thì việc ăn thức ăn rắn là một điều hết sức tự nhiên, nhưng đây lại là một điều hết sức mới mẻ với con yêu bởi cho đến lúc bé tập ăn dặm thì chỉ có thể uống chất lỏng. Bé sẽ cần thời gian để làm quen với muỗng và cả cảm giác có thức ăn rắn trong miệng. Vì vậy, đừng mong đợi bé sẽ ăn rất nhiều hoặc toàn bộ mà hãy cân đối khẩu phần cho phù hợp nhé!
Đừng ép khi con không muốn ăn
Trong những ngày đầu tiên, mẹ đừng ép trẻ ăn nhiều hơn những gì bé muốn. Đối với người lớn thì việc ăn thức ăn dạng rắn là một điều hết sức tự nhiên, nhưng đây lại là một điều hết sức mới mẻ với bé bởi cho đến lúc này, thức ăn duy nhất mà con thân thuộc chỉ có sữa mà thôi. Do vậy, hãy kiên nhẫn và cho con ăn từng chút cũng như kết hợp thêm cả sữa vào nữa mẹ nhé!
>> Xem thêm: Nên cho trẻ ăn dặm 1 ngày mấy bữa? Lịch ăn dặm theo từng tháng tuổi
Chọn dụng cụ cho bé ăn dặm và vệ sinh cẩn thận trước khi dùng
Để giúp quá trình bé ăn dặm khởi đầu đầy suôn sẻ, mẹ có thể sử dụng muỗng để giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Cleanipedia cũng khuyên mẹ ưu tiên chọn muỗng có kích cỡ thích hợp để khi đưa vào miệng để bé sẽ không cảm thấy khó chịu mỗi khi ăn. Song song đó, vì sức đề kháng của trẻ còn khá non nớt, nên khi chọn dụng cụ ăn uống hoặc bát ăn dặm cho bé, mẹ cần tránh chọn mua hộp nhựa tái chế hay chai thủy tinh tái sử dụng lại.
Và quan trọng nhất là mẹ nhớ đảm bảo vệ sinh dụng cụ ăn uống của bé trước và sau mỗi bữa ăn cẩn thận. Muỗng, chén, dĩa, hoặc bát ăn dặm cần được ngâm rửa bằng sản phẩm chuyên dụng hay sản phẩm với thành phần thiên nhiên và rửa lại thật sạch với nước để tránh hóa chất tồn đọng, bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bé. Bởi các sản phẩm rửa chén thông thường không đảm bảo về nguồn gốc, thành phần có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ em khi sử dụng trong một thời gian dài. Thêm vào đó, một số loại còn chứa hóa chất đậm đặc nên sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi làm sạch, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như viêm đường hô hấp, dị ứng, viêm xoang,…
Thấu hiểu được nhu cầu của các mẹ, Cleanipedia gợi ý đến bạn Nước rửa chén Sunlight Thiên Nhiên – “Trợ thủ đắc lực” cho mẹ trong khâu vệ sinh chén bát cho trẻ nhỏ, em bé tập ăn dặm.
Nước rửa chén Sunlight Thiên Nhiên Muối Khoáng và Lô Hội sẽ với thành phần chiết xuất từ tự nhiên là Muối Khoáng và Lô Hội giúp mẹ đánh bay các vết dầu mỡ, vết bẩn từ thực phẩm một cách nhanh chóng. Đồng thời, nhờ vào tính an toàn 2X (không phẩm màu, không paraben) và đã được chứng nhận an toàn bởi Hiệp Hội Da Liễu Anh Quốc và Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương Việt Nam, an toàn cho cả chén dĩa trẻ em. Từ đó, mẹ có thể an tâm hơn khi vệ sinh các dụng cụ ăn uống của bé yêu mỗi ngày.
Với các thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính cùng các ưu điểm vượt trội về việc làm sạch, khử mùi thức ăn cũng như thân thiện với môi trường và an toàn cho da tay, Nước rửa chén Sunlight Thiên Nhiên Muối Khoáng và Lô Hội sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho mẹ trong vấn đề vệ sinh các dụng cụ tập cho bé ăn dặm.
Ngoài ra, Sunlight Thiên Nhiên sẽ không chỉ giúp mẹ đảm bảo sức khỏe cho bé mà còn phù hợp để vệ sinh chén dĩa gia đình, đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi thành viên ngay từ những bữa ăn hằng ngày. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và trải nghiệm hiệu quả của sản phẩm trên các kênh bán lẻ trên thị trường hoặc mua trực tiếp TẠI ĐÂY.
Làm quen với “bãi chiến trường” sau khi bé ăn xong
Khi lớn lên, bé sẽ cố gắng tự học cách ăn và lúc này mẹ hãy chuẩn bị thật tốt cho bữa ăn của bé bằng cách đeo yếm che cho con hoặc đặt khay nhựa trên ghế cao để bé ngồi ăn dặm dễ dàng. Nếu ngại thức ăn vương vãi khắp nơi, mẹ còn có thể đặt một tấm thảm dưới ghế của bé. Đồng thời, nếu thức ăn bám vào trang phục của bé, mẹ nên xử lý vết bẩn càng sớm càng tốt, không để quá lâu gây khó khăn cho việc giặt sạch và ám mùi hôi khó chịu.
Hy vọng các thông tin phía trên đã có thể cung cấp những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề tập cho bé ăn dặm. Mẹ đừng quên truy cập Cleanipedia thường xuyên để cập nhật những mẹo hay để chăm sóc bé và cả gia đình.
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.