1. Một số lưu ý khi vệ sinh nhà bếp
Hầu hết, mọi người thường có xu hướng lau dọn và vệ sinh nhà bếp mỗi ngày để giúp cho không gian căn bếp được sạch sẽ và bóng loáng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rằng bạn sẽ phải lau dọn và xử lý vết bẩn thường xuyên ngay khi chúng xuất hiện, đặc biệt là vệ sinh ngay sau khi nấu ăn. Cũng chính vì vậy, nhiệm vụ dọn dẹp này đôi lúc lại khiến các chị em nội trợ trở nên mệt mỏi và căng thẳng. Để giúp các bà nội trợ giảm đi căng thẳng khi đối mặt với việc dọn dẹp và lau chùi nhà bếp thường xuyên, Cleanipedia sẽ bật mí cho bạn một số bí quyết khi vệ sinh nhà bếp giúp việc dọn dẹp trở nên đơn giản hơn:
- ✦
Chuẩn bị các dụng cụ và các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng dành cho nhà bếp.
- ✦
Dọn dẹp và làm sạch các ngăn chứa trong tủ.
- ✦
Lau dọn sàn nhà để giúp sàn nhà luôn sạch sẽ và sáng bóng.
2. Các vật dụng cần chuẩn bị để vệ sinh nhà bếp
Để việc vệ sinh nhà bếp trở nên thuận tiện, hãy đảm bảo rằng mình đã được trang bị đầy đủ các vật dụng cơ bản để hỗ trợ vệ sinh nhà bếp. Ví dụ như khăn lau bát đĩa, miếng bọt biển rửa chén, khăn giấy và một đôi găng tay cao su tốt để bảo vệ bàn tay của bạn. Tiếp theo, bạn sẽ cần thêm một số các sản phẩm vệ sinh nhà bếp chuyên dụng để giữ cho các bếp được làm sạch sâu hiệu quả:
- ✦
Sản phẩm tẩy rửa bề mặt hoặc bình xịt khử trùng
- ✦
Sản phẩm tẩy rửa chống vi khuẩn cho tủ lạnh và tủ đựng thực phẩm
- ✦
Sản phẩm tẩy rửa lò nướng
- ✦
Nước lau sàn
- ✦
Loại bỏ cặn vôi
- ✦
Sản phẩm đánh bóng gỗ hoặc kim loại
3. Cách vệ sinh các bề mặt và tủ bếp
Trước khi thực hiện các bước vệ sinh nhà bếp, bạn hãy chắc chắn rằng mình đã xử lý xong chén và nồi chảo để việc vệ sinh trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Sau đó, bạn hãy bắt tay vào thực hiện lau chùi và vệ sinh các bề mặt của các thiết bị có trong gian bếp, đặc biệt là vệ sinh tủ bếp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà bạn có thể tham khảo thêm:
- ✦
Đối với tủ bếp, bạn hãy bắt đầu làm sạch bên trong bằng cách loại bỏ tất cả thực phẩm và vật dụng trong tủ và ngăn kéo của bạn và sử dụng bình xịt khử trùng cùng một chiếc khăn để lau bên trong.
- ✦
Lau bề mặt tủ bên ngoài bằng các sản phẩm tẩy rửa và đánh bóng thích hợp với chất liệu tủ bếp của bạn. Hoặc bạn cũng có thể lau sạch bằng nước ấm pha loãng cùng một chút xà phòng, để làm sạch bề mặt tủ.
- ✦
Đánh bóng và loại bỏ dầu mỡ bám trên tay cầm của cửa tủ. Nếu có thể, bạn hãy tháo chúng ra và ngâm vào bát nước ấm trước khi lau. Hoặc bạn cũng có thể đánh bóng tay cầm cửa tủ bếp có chất liệu bằng gỗ và kim loại để chúng sáng bóng như mới.
- ✦
Đặt lại đồ đạc của bạn và quét dọn lần cuối.
- ✦
Sau khi hoàn tất làm sạch tủ bếp, bạn hãy lau chùi lại về mặt bàn bếp và mặt kính bếp rồi bằng các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng.
4. Cách vệ sinh các thiết bị trong nhà bếp
Việc vệ sinh tủ lạnh hết mùi sạch khuẩn và vệ sinh lò nướng đúng cách thường được xem là nhiệm vụ khó nhằn nhất, vì chúng có rất nhiều thứ cần được xử lý. Với hướng dẫn dưới đây, tủ lạnh và lò nướng sẽ được làm sạch sâu giúp bạn tiết kiệm được thời gian khi không phải dọn đi dọn lại nhiều lần:
Để làm sạch sâu các thiết bị nhỏ hơn, bạn nên tháo mọi bộ phận có thể tháo rời và rửa riêng chúng trong bồn rửa. Ấm đun nước và máy nướng bánh mì cũng có thể được lau sạch bằng nước tẩy rửa bề mặt chuyên dụng và một miếng vải ấm. Bạn có thể cân nhắc sử dụng chất khử cặn để làm sạch bên trong ấm đun nước và tham khảo thêm cách vệ sinh ấm đun nước sạch cặn vôi.
5. Vệ sinh bồn rửa mặt và lau sàn
Đây sẽ là những công việc được hoàn thành cuối cùng để nhà bếp của bạn được làm sạch sâu và sáng bóng:
Hy vọng rằng với quy trình dọn vệ sinh nhà bếp chi tiết này, việc vệ sinh hằng ngày sẽ không mất nhiều thời gian để bạn có ngay một gian bếp sạch sẽ và sáng bóng. Và đừng quên theo dõi thêm một số mẹo làm sạch nhà bếp khác đến từ Cleanipedia nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.