1. Dùng quá ít hoặc quá nhiều khi rửa
Nước rửa chén tự làm tuy không chứa nhiều các chất có gốc hóa học nhưng đều có chức năng tẩy rửa. Vì vậy, bạn cũng cần quan tâm đến liều lượng khi sử dụng. Nếu dùng quá ít thì dầu mỡ, vết bẩn sẽ không được tẩy sạch, gây nguy hại cho cơ thể trong những lần sử dụng sau.
Còn nếu bạn dùng quá nhiều, tuy không gây hại như nước rửa chén hóa học không thường. Nhưng sẽ không tiết kiệm khi sử dụng, cũng như bạn cần lượng nước đủ nhiều để tráng sạch xà phòng từ nước rửa chén.
2. Hạn sử dụng của nước rửa chén
Khác với nước rửa chén hóa học, do không có các chất bảo quản bên trong thành phần, cách làm nước rửa chén đậm đặc tại nhà thường không có hạn sử dụng lâu, thường chỉ dùng được trong vòng 1 tuần.
Nếu bảo quản ở điều kiện nhiệt độ tủ lạnh thì có thể để lâu hơn gấp đôi. Nếu vô tình bạn quên mất hạn sử dụng của nước rửa chén trong nhà mình thì hậu quả thật khôn lường. Do đó, bạn nên có thói quen kiểm tra hạn sử dụng khi dùng nước rửa chén sinh học này nhé.
3. Khả năng khử mùi hạn chế
Những mùi hôi cứng đầu như mùi cá tanh, mùi mắm vương lại trên bát đĩa sau khi ăn thường rất khó xử lý, thậm chí là với nước rửa chén thông thường. Đừng ngạc nhiên khi bạn phải cần thạt nhiều nước rửa chén sinh học thì mới loại bỏ được mùi hôi khó chịu. Điều này gây bất tiện với người dùng, nhất là những gia đình không có nhiều thời gian cho dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa.
4. Nước rửa chén sinh học không diệt được vi khuẩn?
Nhiều bà nội trợ đang “tôn thờ hóa” nước rửa chén sinh học với công dụng tẩy rửa mạnh mẽ lại an toàn. Nhưng bạn có biết, nước rửa chén này ngoài khả năng tẩy vết dầu mỡ ra thì không hoàn toàn tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây hại đến cơ thể người?
Nhất là đối với những loại siêu vi khuẩn, có khả năng tiến hóa và phát triển mạnh như: H5N1, H1N1, E.coli, S.aureus,… Đây đều là những loại vi khuẩn gây hại, có khả năng làm chết người. Do đó, Cleanipedia khuyến khích bạn nên pha thêm một số loại nước rửa chén có khả năng diệt vi khuẩn cao để mang lại kết quả tẩy rửa tốt nhất nhé.